[Kiến thức] Những chọn lựa tốt nhất cho chế độ tăng cơ giảm mỡ không ngờ đến từ 12 loài cá

Lilian Li-Jung Huang
Đăng ngày 22/11/2020
433 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Làm sao để nâng cao tỷ lệ cơ và giảm đi lượng mỡ không mong đợi cho cơ thể là vấn đề nóng bỏng của nhiều người. Liệu chỉ trông vào tập luyện không thôi thì đã đủ điều kiện giúp bạn đạt được tiêu chí “tăng cơ giảm mỡ”? Câu trả lời là không. Ngoài việc chăm chỉ rèn luyện ra thì chúng ta cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để có thể hoàn thiện mục tiêu của mình.
Dưới đây là một số thực phẩm có ích cho chế độ ăn uống “tăng cơ giảm mỡ” mà bạn có thể tham khảo:

Lợi ích của các loại cá:

   Cá thu: hai loại cá thu thường thấy trên thị trường đó là cá thu trắng và cá thu chấm.

Tại Việt Nam, cá thu sinh sống rải rác ở khắp vùng biển từ Bắc cho đến Nam. Với hàm lượng Omega-3 phong phú, tinh chất này rất cần thiết cho bộ não của chúng ta, nó kích thích phát triển các dây thần kinh và các chất dẫn truyền.

Cá thu thường được đem đi kho, nướng, sốt cà hay nấu canh đều được.


  Cá nục heo (Mahi mahi): thịt cá thường được bán xuất khẩu dưới dạng phi lê.

Cá nục heo thường được gọi là cá dũa, cá mahi hay cá heo. Ở Việt Nam, cá nục heo được khai thác ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. Thịt cá có hàm lượng chất béo bão hòa thấp và giàu vitamin B12 và B6, phốt pho, kali, protein, niacin và selen.Thịt cá chắc nhưng mềm.

Cá được dùng để ăn tươi, kho, chiên, hoặc lăn bột đều được.
 

  Cá chuồn: là đặc sản chính thống của miền Trung.

Vào tầm đầu tháng 3-4 âm lịch nếu có đến miền Trung, chắc hẳn bạn sẽ nghe người dân nơi đây ngâm nga: “Ai về nhắn với bạn nguồn, mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên.” Cá chuồn là loài cá biển sống tập trung ở các vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là Quảng Nam. Mùa cá bắt đầu từ cuối tháng 3 âm lịch và nhiều nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Cá chuồn với hàm lượng chất béo thấp, thịt chắc, xương hơi nhiều.

Cá được chế biến bằng cách nướng, kho.


  Cá dìa: thịt mềm, ngọt và ngạt ngào hương vị biển

Ở Việt Nam, cá dìa thuộc lại cá phổ biến thường thấy ở các khu vực biển miền Trung, ngoài ra cá dìa cũng xuất hiện ở những vùng nước lợ hoặc sông ngòi. Do vị tanh khá mạnh của cá nên khi xử lý nên tránh làm vỡ ruột cá.

Cá dìa thường được đem đi nướng, kho tiêu, nấu canh và chưng hấp.


  Cá Sòng: là loại cá cỡ nhỏ thường có mặt ở mỗi mẻ lưới khi ra biển đánh bắt

Ở Việt Nam, cá Sòng được ghi nhận là có mặt ở các vùng biển Quảng Ngãi, Phú Quốc và Kiên Giang. Là loại cá ít tanh và giàu chất dinh dưỡng, thị cá ngọt, mềm mụp như cá ngòi.

Cá Sòng thường được kho với lạt, hoặc nướng muối tiêu chanh hoặc nấu canh cà chua.


  Cá nâu: loài lành tính với những gai nhọn có nọc độc trên lưng và dưới bụng.

Cá nâu phân bố ở khắp các vùng biển từ Bắc vào Nam, từ ngoài khơi đến vùng cửa sông ven biển. Vẻ ngoài bắt mắt với lớp da có nhiều chấm màu nâu gần giống như da beo, thịt cá săn chắc, thơm ngon và ít xương.

Cá nâu thường được kho với trái giác (một loại quả dại ở miền Tây), nấu canh chua hoặc chiên sả ớt.


  Cá hố: khi mua nên xem kỹ lớp da cá, da cá càng sáng thì cá càng tươi.

Cá Hố tập trung ở các vùng biển miền Trung, từ Quảng Bình xuống Quy Nhơn, Quảng Ngãi… Mùa hè là thời điểm cá hố ở miền Trung rộ nhất trong năm. Cá hố tuy thân hơi mỏng, ít thịt nhưng tương đối chắc.

Cá hố thường được đem rim, kho gừng hoặc nghệ, chiên hoặc sốt chua ngọt điều ngon tuyệt.


  Cá chim gai: sản lượng phong phú, giàu Omega-3 và protein có lợi cho sức khỏe.

Cá chim gai phân bố ở vịnh Bắc Bộ và miền Trung Việt Nam. Thịt mềm nhưng chắc.

Cá chim gai thường được đem đi rim mặn, nấu ngót hoặc chiên hay nướng.


  Cá rô phi: nguồn dinh dưỡng tăng cơ

Cá rô phi là món ăn quen thuộc của người Việt Nam, là nguồn dinh dưỡng khoáng chất và đạm phong phú, ít chất béo và calo cho cơ thể chúng ta. Thịt cá mềm và thơm ngon.

Thường được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như cá chiên giòn, cá rô phi kho, sốt cà chua và nướng.


  Cá vược hay cá chẽm: thường được dùng trong món cá hấp kiểu Thái 

Cá vược hay cá chẽm là loài cá sống ở nước mặn lẫn nước ngọt, thường được tìm thấy ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Nam Bộ. Cá chẽm giàu Omega-3, vitamin D, A, natri và kali. Chúng giúp cân bằng nồng độ cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, béo phì và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Cá chẽm rất phù hợp với các món hấp, nướng, sốt xì dầu.


  Cá măng: là loài cá ăn các loại tảo thực vật, cực kỳ bảo vệ môi trường.

Cá măng được chia làm hai loại: cá măng biển và cá măng nước ngọt (cá măng sông Đà). Cá măng là loài cá có hương vị rất dễ ăn và chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, các bệnh tim mạch và có tác dụng làm đẹp da.Các món ăn phổ biến với cá măng: cá măng nấu canh chua, cá măng kho sấu, cá măng nướng hoặc chiên giòn.


  Cá đối: ngon và giàu dinh dưỡng

Cá đối là loài cá có thể sinh sống tốt trong các môi trường nước mặn và nước lợ. Theo y học dân tộc, các món ăn từ cá đối được coi như những bài thuốc bồi dưỡng sức khỏe, mọi lứa tuổi đều dùng được.

Các món ăn phổ biến với cá đối: cháo cá đối, cá đối nấu canh dưa, cá đối nướng, hấp.


Nguồn bài viết: Running Biji